Skip links

Chi phí lãi vay nào được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN?

Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 06 năm 2015 quy định về các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Liên quan đến chi phí lãi vay:

– Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

– Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn

  • Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
  • Trường hợp doanh nghiệp chưa góp đủ vốn điều lệ:
    • Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
    • Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

Doanh nghiệp phát sinh chi phí lãi vay nhưng tại thời điểm vay vẫn còn tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng tương đương số tiền đi vay

Trường hợp cơ sở kinh doanh phát sinh chi phí lãi vay nhưng tại thời điểm ký hợp đồng vay vẫn còn tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng tương đương số tiền đi vay thì khoản chi phí lãi vay này không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

(Thông báo số 6194/CT-TTHT ngày 17/9/2012 của Cục thuế TP, HCM)

Công ty vay vốn để thực hiện dự án nhưng dự án bị chậm tiến độ nên đã cho vay lại vốn

Trường hợp của Công ty theo trình bày, trong quá trình hoạt động Công ty có huy động vốn (vay) đúng theo quy định của pháp luật từ các Công ty hợp tác đầu tư để thực hiện dự án nhưng do dự án chậm tiến độ so với dự kiến nên Công ty sử dụng vốn vay chưa dùng đến này để cho Công ty khác vay (việc cho vay lại đảm bảo đúng quy định của pháp luật) thì thu nhập từ hoạt động cho vay và chi phí lãi vay được xác định như sau:

– Trường hợp khoản thu từ lãi cho vay vốn cao hơn khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.

– Trường hợp khoản thu từ lãi cho vay vốn thấp hơn khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại giảm trừ vào thu nhập sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.

Lưu ý: Nếu Công ty cho vay vốn với lãi suất không theo giá thị trường thì cơ quan thuế có thể ấn định theo quy định tại Khoản 2 và 4 Điều 25 Thông tư số 156/2013/TT-BTC.

(Công văn 5966/CT-TTHT năm 2018 chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành)

Chi tiền tạm ứng, chi khác cho cá nhân dẫn đến thiếu vốn, Công ty phải đi vay để phục vụ sản xuất kinh doanh

Theo báo cáo của Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, trường hợp Công ty TNHH May Trịnh Vương trong các năm từ 2010 đến năm 2013 có chi tiền cho cá nhân là thành viên góp vốn trong Công ty nhưng không có tài liệu, hồ sơ, chứng từ chứng minh việc chi tiền để phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty; trong khi đó việc chi tiền cho cá nhân dẫn đến nguồn lực tài chính thiếu, Công ty phải đi vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, Công ty TNHH May Trịnh Vương cho Công ty TNHH MM XK Việt Mỹ vay vốn với lãi suất 0%, trong khi vì thiếu vốn sản xuất kinh doanh Công ty May Trịnh Vương phải đi vay và chi trả lãi vay trong thời kỳ thanh tra là 22,2 tỷ đồng.

Căn cứ quy định nêu trên, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh rà soát lại quá trình hoạt động và việc góp vốn điều lệ của doanh nghiệp để xác định những hoạt động sản xuất kinh doanh đột biến từ đó đánh giá những bất hợp lý trong việc chi tạm ứng, cho vay và việc vay vốn ngân hàng của doanh nghiệp để loại trừ các khoản chi phí không đúng quy định khi tính chi phí được trừ và xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

(Công văn 2323/TCT-CS năm 2016 ngày 30 tháng 5 năm 2016 của Tổng cục thuế ban hành)

Chi phí lãi vay được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN không vượt quá 20% EBITDA, áp dụng cho cả doanh nghiệp phát sinh giao dịch với bên liên kết và bên độc lập

“3. Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế.

Quy định này không áp dụng đối với người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm.”

Tổng mức chi phí lãi vay của người nộp thuế được trừ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20 được tính trên tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ, không phân biệt lãi vay phát sinh với bên liên kết hay bên độc lập.

(Công văn số 3790/TCT-DNL ngày 5 tháng 10 năm 2018 của Tổng cục Thuế ban hành)

5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận bài viết

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Thiết kế Website và xây dựng bởi Mắt Biển